Cúng ông Công, ông Táo đừng nên phạm những điều này

Có thể nói những ngày cuối năm là lúc các gia đình trở nên bận rộn vì vậy mà nhiều người thường không quá chú ý đến những điều đại kỵ tránh phạm phải vào ngày cúng ông Công ông Táo. Để có lễ cúng trọn vẹn thì bên cạnh những công việc như sắp xếp, lau dọn bàn thờ, lau dọn nhà bếp, chuẩn bị đồ cúng,…Hai Lúa Moving xin được nhắc nhở gia chủ khi Cúng ông Công, ông Táo đừng nên phạm những điều này

Ông Công, Ông Táo không được cúng chung ở bếp
Ông Công, Ông Táo không được cúng chung ở bếp

Cúng ông Công, ông Táo đừng nên phạm những điều này

Sau đây là những điều kiêng kỵ không nên thực hiện khi cúng ông Công, ông Táo mà chúng tôi nghĩ các gia đình cần phải biết

Xem thêm: Ý nghĩa và vị trí đặt cây Kim Tiền phong thủy trong nhà

Ông Công, Ông Táo không được cúng chung ở bếp

Hiện nay nhiều người thường có suy nghĩ rằng ông Công, ông Táo đều là thần bếp nên tất nhiên khi cúng sẽ đặt mâm cơm và đồ lễ dưới bếp. Thực chất ông Công sẽ giúp gia chủ cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau sẽ đảm nhận công việc trông coi bếp núc

Ngày 23 tháng chạp là ngày lễ các gia đình đưa tiễn ông Công, ông Táo về trời nhưng dù vậy cũng không được gộp cúng chung. Nên cúng ông Táo dưới bếp là điều tất nhiên còn ông Công gia chủ nên cúng ở bàn thờ gia tiên

Nhiều gia đình vẫn quan niệm rằng khi cúng ông Táo là phải bày biện mâm cơm và đồ lễ ở trong bếp. Tuy nhiên, hiện nay văn hóa của 2 vùng miền khác nhau nên sẽ có cách cúng khác nhau. Nếu người miền Nam thường cúng trên bàn thờ ông Táo và bàn thờ này sẽ được đặt ở phía trên bếp thì người miền Bắc lại cúng ông Táo trên bàn thờ của gia tiên

Cách thờ tự của mỗi vùng miền có sự khác nhau vì vậy không thể nhận xét được rằng miền nào đúng, miền nào sai. Lễ cúng ông Công, ông Táo từ lâu đã là văn hóa truyền thống của ông cha ta vì vậy mà con cháu thời nay cứ thành tâm mà làm

Vị trí đặt bàn thờ ông Táo tránh nằm trên bồn rửa, cách xa bếp nấu

Vị trí đặt bàn thờ ông Táo tránh nằm trên bồn rửa, cách xa bếp nấu
Vị trí đặt bàn thờ ông Táo tránh nằm trên bồn rửa, cách xa bếp nấu

Theo dân gian ông Táo thuộc ngũ hành Hỏa vì vậy cấm tuyệt đối việc đặt bàn thờ ông táo trên bồn rửa vì Hỏa không tương hợp với Thủy. Vị trí tốt nhất là nên đặt bàn thờ ông Táo trùng hoặc song song với hướng của bếp nấu, không cách xa bếp nấu

Thời gian cúng lễ không quá 12 giờ ngày 23 tháng chạp

Để ông Táo có thể kịp bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng gia chủ phải tiến hành lễ cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng chạp. Vì vậy nếu lễ cúng tiến hành sau 12h ông Táo sẽ không thể tổng hợp kịp để báo cáo về trời, có cúng cũng trở nên vô nghĩa

Tuy nhiên ở cuộc sống hiện tại nhiều gia đình thường bận rộn với quá nhiều công việc nên lễ cúng ông Táo thường được tiến hành sớm hơn. Điều này là không nên, nhất là không cúng vào ngày rằm tháng Chạp

Không mua quá nhiều vàng mã

Các gia đình không ngại chi cả chục triệu đồng chỉ để mua vàng mã về đốt cúng ông Táo về trời hy vọng sẽ nhận được nhiều phước lộc, phước lành, xí xóa hết những việc làm xấu trong năm cũ

Tuy nhiên, điều này là điều cấm kỵ khi thực hiện lễ cúng ông Công, ông Táo vì ngoài làm tốn kém tiền của, gây ảnh hưởng đến môi trường sống thì việc các gia đình đốt quá nhiều vàng mã còn khiến các vị thần cảm thấy không vừa lòng

Không thả cá chép xuống nước từ trên cao

Vào mỗi ngày lễ cúng ông Công, ông Táo người Việt Nam lại phóng sinh cá Chép đây là việc làm vô cùng tư bi và ý nghĩa. Cá chép được dân cúng vào dịp này để ông Táo có phương tiện bay về trời

Không thả cá chép xuống nước từ trên cao
Không thả cá chép xuống nước từ trên cao

Tuy nhiên vẫn có một số người không hiểu vì lý do gì mà lại ném, quăng cá chép có trường hợp lại ném cá chép chung với túi ni lông xuống sông, hồ, ao, suối. Hành động này không những giết chết cá mà còn ảnh hưởng đến môi trường nước

Vì vậy các gia đình cần phải hết sức lưu ý về vấn đề này hãy để cá có cơ hội được sống bằng cách thả cá chép một cách nhẹ nhàng, từ từ, không nên thả cá ở chép ở ao tù, nước đọng, nơi có nguồn nước ô nhiễm

Không cầu tài lộc, tình duyên

Lễ cúng ông Táo được tiến hành với mục đích là tiễn các vị Táo quân về trời để diện kiến và báo cáo cho Ngọc Hoàng tất tần tật những điều đã xảy ra trong gia đình của gia chủ trong một năm

Vì vậy khi cúng ông Táo không được khấn những thỉnh cầu không liên quan, không khấu cầu những nguyện vọng tài lộc, tình duyên. Đây được xem là điều đại kỵ trong lễ cúng ông Công, ông Táo mà gia chủ cần hết sức lưu tâm 

Không dâng các món ăn kiêng kỵ

Các món ăn làm từ thịt chó, thịt bò, thịt vịt, thịt chim,…được xem là những món ăn kiêng kỵ không được cho vào mâm lễ cúng ông Công, ông Táo. Từ xưa đến nay người ta thường dâng lễ với gà luộc. Việc dâng gà luộc cúng ông Táo về trời mang hàm ý thỉnh ông Táo xin Ngọc Hoàng ban cho con trẻ lớn nhanh, phát triển toàn diện cả thế chất lẫn trí tuệ

Xem thêm: Dịch vụ chuyển nhà trọn gói 

Không dâng các món ăn kiêng kỵ
Không dâng các món ăn kiêng kỵ

Tạm kết

Hi vọng với những chia sẻ của Hai Lúa Moving ở bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ hơn khi Cúng ông Công, ông Táo đừng nên phạm những điều này. Bên cạnh đó khi cúng bạn cần phải thành tâm, không có suy nghĩ sai lệch, tà ác gây bất kính với thần linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay